Thông tin cửa hàng

Hãy yêu quý và bảo vệ ngôi nhà bạn bằng thiết bị điện thông minh !

  Bạn đã từng nghĩ rằng để có một ngôi nhà thông minh đó là một cái gì đấy khá phức tạp, bạn phải cần đến các chuyên gia lắp đặt, mọi hệ thống phải đồng nhất, chi tiết từ khi còn trên bản vẽ .  Nhưng thực tế bạn đang sở hữu 1 căn hộ thông thường, hệ thống điện đơn giản. Giờ đây, chính bản thân bạn cũng có thể tạo nên 1 căn hộ thông minh cho chính mình, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình bạn, phù hợp với tài chính của bạn.    Chỉ cần thay thế vài thiết bị của Kawa san là bạn đã có 1 ngôi nhà thông mình rồi đó có thể là 1 chiếc bóng điện cảm ứng chuyển động tự động tắt đèn khi bạn ra khỏi nhà vệ sinh, 1 công tắc thông minh điều khiển từ xa giúp bạn tắt đèn mà không cần đến tận nơi, 1 ổ cắm hẹn giờ để tắt bật máy bơm hay sục bể cá...    Kawasan mang đến cho khách hàng những sản phẩm điện thông minh , tiện nghi, an toàn, tiết kiệm điện năng, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường !     Hãy đến với thiết bị điện thông minh của chúng tôi để được những trải nghiệm thú vị với cuộc sống công nghệ mới hiện đại và ưu Việt. 

Xem chi tiết

Cách chọn Aptomat và tính định mức cho từng phòng, từng nhóm thiết bị

Việc lắp Aptomat là để chống quá tải, ngắn mạch, sụt áp, … của mạch điện. Vậy câu hỏi là nếu khi ngắn mạch, quá tải thì dòng điện qua Aptomat là bao nhiêu? Theo như nguyên lý thì khi ngắn mạch, quá tải, ... dòng điện qua Aptomat là rất lớn. Khi dòng điện trong nhà xảy ra sự cố nếu như bạn chọn công suất phù hợp thì mạch điện sẽ được bảo vệ tránh thiệt hại và hư hỏng thiết bị. Thông thường Aptomat tổng được chọn là 63A, nghĩa là nếu nhân với dòng điện 220V chúng ta có công suất chịu tải là 13,860W. Khi xảy ra sự cố ở bất cứ điểm nào là những thiết bị nhánh thì Aptomat nhánh sẽ nhảy trước, Aptomat tổng chỉ nhảy khi xảy ra sự cố nghiêm trọng trong hệ thống cấp điện đến các Aptomat nhánh hoặc ngắn mạch dây nguồn. Nếu bạn chọn loại Aptomat tổng có dòng chịu tải thấp, khi dùng nhiều thiết bị sẽ rất dễ bị nhảy ngay cả khi không có sự cố. Do vậy quan trọng nhất là bạn nên chia từng khu vực, từng phòng, từng thiết bị, ... để bảo vệ tốt hơn, khi xảy ra sự cố thì chúng cũng chỉ ảnh hưởng tới 1 khu vực nhỏ, thiết hại ít hơn.   SỞ ĐỒ LẮP APTOMAT CHO MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT   Sơ đồ mạng điện sinh hoạt chống dòng rò, chống giật, chống quá tải, chống sét lan truyền sử dụng MCB và RCCB Giải thích: Vì sao lại lắp thêm MCB 20A trước MCCB 25A? MCB 20A nếu quá dòng 20A sẽ nhảy bảo vệ mạng điện. RCCB 25A là bảo vệ dòng rò của điện mà dòng điện định mức trên RCCB không có tác dụng bảo vệ quá tải đây chỉ là định mức của thiết bị. Nếu để RCCB nhỏ hơn hoặc bằng thì khi RCCB hỏng mà MCB chưa cắt. Vì sao phải lắp thêm Aptomat 63A trước chống sét lan truyền? Để loại bỏ đa số xung sét và xung quá áp.     Sơ đồ mạng điện sinh hoạt chống dòng rò, chống giật, chống quá tải, chống sét lan truyền sử dụng RCBO   Hướng dẫn chọn aptomat phù hợp với công suất điều hòa Ngoài việc chọn mua cho mình chiếc điều hòa phù hợp với diện tích phòng lại tiết kiệm điện năng bạn cũng nên tham khảo việc chọn aptomat phù hợp với công suất điều hòa nữa nhé. Để chọn lựa attomat chuẩn chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về cấu tạo của aptomat nhé. Chọn aptomat phù hợp với công suất điều hòa Cấu tạo của aptomat A ) Tiếp điểm Aptomat thường có 2 đến 3 loại tiếp điểm, tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và tiếp điểm hồ quang.Với cácaptomat nhỏ thì không có tiếp điểm phụ. Tiếp điểm thường được làm bằng vật liệu dẫn điện tốt, chịu được nhiệt độ do hồ quang sinh ra, thường làm hợp kim Ag-W, hoặc Cu-W. Khi đóng mạch thì tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính. Tiếp điểm phụ được sử dụng để tránh hồ quang cháy lan sang làm hỏng tiếp điểm chính. B) Hộp dập hồ quang Thường sử dụng những tấm thép chia hộp thành nhiều ngăn cắt hồ quang thành nhiều đoạn ngắn để dập tắt. Hướng dẫn chọn aptomat Chọn định mức dòng điện Aptomat hạ thế theo nguyên tắc: IB < In < Iz IB là dòng điện làm việc lớn nhất của các thiết bị điện cần bảo vệ. Iz là dòng giới hạn cho phép của dây dẫn. * Lựa chọn aptomat chủ yếu dựa vào các thông số sau: Dòng điện tính toán đi trong mạch điện Dòng điện quá tải Khả năng thao tác có chọn lọc Ngoài ra lựa chọn aptomat còn phải căn cứ vào điều kiện làm việc của phụ tải là Aptomat không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn, thường xảy ra trong điều kiện làm việc bình thường như dòng điện khi mở máy động cơ điện, dòng điện cực đại trong các phụ tải công nghệ. Yêu cầu chung là dòng điện định mức của các phần tử bảo vệ không đươc nhỏ hơn dòng điện tính toán của mạch điện. Tùy theo đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể của phụ tải, người ta hướng dẫn lựa chọn dòng điện định mức của phần tử bảo vệ bằng 1,25 ; 1,5 hoặc lớn hơn so với dòng điện tính toán trong mạch. Vậy aptomat nào phù hợp với công suất điều hòa nhà bạn ? Theo kinh nghiệm của chúng tôi việc chọn aptomat cho điều hòa phụ thuộc vào dòng điện của máy. Công suất 9000btu: 3,5 – 4A chọn aptomat 8 – 12A. Công suất 12000btu: 4 – 5,5 A chọn aptomat 10 – 16A. Công suất 18000btu: 6 – 8A chọn aptomat 16 – 20 A. Vì sao dòng điện chỉ có 3,5 đến 4A mà chọn aptomat đến 16A, bởi vì khi máy khởi động dòng sẽ tăng cao đột ngột, đối với máy cũ dòng điện cũng tăng lên theo tuổi thọ của máy. Vì vậy để đảm bảo an toàn về lâu dài khi lắp đặt điều hòa quý khách nên chọn aptomat như trên là hợp lý nhất. Chúc quý khách sử dụng điều hòa an toàn, hiệu quả, luôn giữ sức khỏe cho bản thân và gia đình.   Lưu ý khi lựa chọn automat cho bình nóng lạnh Việc lựa chọn aptomat cho bình nóng lạnh giúp tiết kiệm điện năng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Trong các thiết bị điện ngày nay đều có thiết bị chống giật nhưng không ai có thể đảm bảo thiết bị đó có thể hoạt động mà không bao giờ hỏng. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì người ta lắp thêm aptomat riêng cho tất cả các thiết bị có công suất lớn. Chọn aptomat phù hợp với công suất bình nóng lạnh nhà bạn Rất nhiều người cho rằng, vì chiếc bình nóng lạnh đã có rơle ngắt điện nên yên tâm để cắm điện suốt 24/24 giờ và không bao giờ ngắt aptomat. Kể cả trong lúc đang tắm, mà không biết, đó là nguyên nhân khiến dây mayso cũng như một số bộ phận – nhất là bộ phận cách điện khác – bị hỏng do hoạt động quá tải. Đó là chưa kể thói quen này tiêu tốn của các gia đình khá nhiều tiền điện. Ngoài việc lắp đặt aptomat cho bình nóng lạnh bạn cũng nên lắp dây chống giật để đảm bảo an toàn điện khi sử dụng. Tại sao phải lắp aptomat cho bình nóng lạnh Trên thực tế, để xảy ra rò điện ở bình nóng lạnh, lỗi chủ yếu thuộc về người sử dụng. Điều đầu tiên là do các gia đình lắp bình mà không tuân thủ các nguyên tắc về lắp đặt bình nóng lạnh. Một số gia đình do tiết kiệm mà không lắp aptomat riêng cho bình nóng lạnh, cũng bỏ luôn việc lắp dây tiếp đất (dây tiếp đất là dây triệt tiêu khi có dòng điện, có thể tránh được nguy cơ giật do rò điện từ các thiết bị gia đình). Đối với những hộ gia đình đang sử dụng các bình nóng lạnh đời cũ, lắp đặt đã vài ba năm trở lên, nên tự trang bị một chiếc cầu dao tự động so lệch được bán ở các cửa hàng thiết bị điện. Ngoài chức năng bảo vệ như các cầu dao tự động bình thường, loại cầu dao này có thêm chức năng đặc biệt là tự động ngắt mạch khi hệ thống điện có dòng rò hoặc bị chạm mát. Lưu ý khi lắp đặt aptomat cho bình nóng lạnh Với những nơi ẩm ướt như nhà tắm, máy giặt… nên lắp đặt aptomat loại có độ nhạy cao. Tuy nhiên, thiết bị này khiến người sử dụng “tương đối khó chịu”: Vào những hôm trời nồm, không khí có độ ẩm cao, có hiện tượng đọng nước ở các thiết bị, dòng điện theo đó rò ra ngoài, và rơle sẽ tự động ngắt hoàn toàn nguồn điện. Chỉ khi không khí khô trở lại thì nguồn điện mới được khôi phục, nếu không chúng ta phải tháo rơle ra! Việc lắp aptomat giúp cho quá trình sửa bình nóng lạnh an toàn hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra, một nguyên tắc bất di bất dịch khác để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng bình nóng lạnh, đó là phải thường xuyên súc rửa, bảo dưỡng bình theo khuyến cáo của nhà sản xuất để các bộ phận của bình không bị sớm lão hóa, hỏng, vỡ và gây rò điện.

Xem chi tiết

Phân biệt các chủng loại Aptomat dân dụng

Đáp ứng những đòi hòi về an toàn điện ngày càng cao của con người, các nhà sản xuất thiết bị điện đã cho ra đời rất nhiều thiết bị bảo vệ mạng điện dân dụng nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa cho người sử dụng và thiết bị trong gia đình từ chống quá tải, chống dòng dò hoặc kết hợp cả chống quá tải và dòng dò. Tuy nhiên, với việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế (IEC) thì mã hiệu của các chủng loại sản phẩm cũng khiến người sử dụng Việt Nam gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn một thiết bị phù hợp cho gia đình. Bài viết sau đây sẽ cơ bản giúp người dùng hiểu được chức năng của các loại Aptomat và ký hiệu của chúng. Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã và đang tràn ngập các chủng loại thiết bị bảo vệ mạng điện dân dụng với mã hiệu như: MCB, RCCB (RCBO) bên cạnh một số thiết bị bảo vệ mạng điện công nghiệp như: ACB, MCCB, RCD và ELCB.             Với sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá thành và các đặc tính kỹ thuật như vậy thì ngay cả đa số các chủ cửa hàng đồ điện trên địa bàn Hà Nội cũng không hiểu rõ chúng khác nhau như thế nào ngoài việc căn cứ vào dòng điện định mức để bán hàng. Dưới đây, bài báo sẽ chỉ ra một số đặc điểm cơ bản và lời khuyên cho từng chủng loại, góp phần giúp cho người sử dụng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thiết bị phù hợp cho nhu cầu.   1. MCB (Miniature Circuit Breaker)             Đây là một loại áp-tô-mát (hay còn gọi là cầu dao tự động) được chế tạo với tính năng duy nhất là bảo vệ quá dòng điện (quá tải và ngắn mạch) với dòng điện làm việc định mức thường không quá 100A ở điện áp dưới 1000V. Do đó, loại này được sử dụng rộng rãi trong mạng điện dân dụng, từ văn phòng cho tới nhà ở. Trên thị trường Việt Nam hiện nay phải kể đến các hãng sản xuất lớn như: Simon, ABB, Schneider, Siemens, Hager, Panasonic, LS, Mitsubishi, Hyundai, Clipsal, Sino - Vanlock, ... trong đó Clipsal  hiện đã bị Schneider thực hiện thương vụ thâu tóm từ đầu năm 2008.             Qua khảo sát về mức tiêu thụ điện của người dân Việt Nam, có thể chia ra thành ba nhóm cơ bản như sau:             + Khu vực thành thị: mỗi hộ gia đình nên sử dụng loại áp-tô-mát tổng có dòng điện định mức không quá 63A.             + Khu vực ngoại thành (ven đô thị): mỗi hộ gia đình nên sử dụng loại áp-tô-mát tổng có dòng điện định mức không quá 50A.             + Khu vực nông thôn: mỗi hộ gia đình nên sử dụng loại áp-tô-mát tổng có dòng điện định mức không quá 40A.             Ngoài ra, các hãng sản xuất còn đưa ra cho người sử dụng nhiều sự lựa chọn khác nhau với việc phân ra số cực như: 1p, 1p+N, 2p, 2p+N, 3p, 3p+N hay 4p (với p-pole: cực).   Thực tế ở Việt Nam, đại đa số các thiết bị điện dân dụng đều được sản xuất để làm việc với điện áp 220V, nên người sử dụng thông thường chỉ cần chọn loại 1p hoặc 1p+N là đủ.             Việc lựa chọn loại Aptomat cho căn nhà mình còn phụ thuộc vào các thiết bị được sử dụng trong nhà và cũng cần tính toán cho tương lai có thể thêm các thiết bị khác nhau nữa.             Tuy nhiên, sự phân nhóm trên chỉ mang tính tương đối. Vì vậy, để lựa chọn được chính xác và phù hợp hơn cho nhu cầu cũng như phù hợp với tiết diện dây dẫn điện sử dụng trong nhà, người sử dụng hãy tham vấn ý kiến của những người có chuyên môn.   2. RCCB (Residual Current Circuit Breaker)             Đây là một loại áp-tô-mát được chế tạo với tính năng cơ bản là chống dòng điện rò, mà theo cách gọi thông thường là áp-tô-mát chống giật. Loại áp-tô-mát này không có tính năng bảo vệ quá dòng điện như MCB đã nêu trên. Vì vậy người sử dụng cần chú ý phân biệt mã hiệu để tránh nhầm lẫn. Thông thường, RCCB sẽ được sử dụng để bảo vệ chống giật cho từng tầng nhà (đối với nhà nhiều tầng) hoặc cho toàn bộ nhà (đối với nhà chỉ có 1 tầng). Nhưng để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả thì yêu cầu đầu tiên là hệ thống dây dẫn điện âm tường phải được đi trong ống gen cách điện.             Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại RCCB do các hãng khác nhau cung cấp nhưng nhìn chung chỉ có ba cấp bảo vệ là 30mA, 100mA và 300mA.             Để bảo vệ chống giật cho từng tầng nhà ở, nên sử dụng loại có mức bảo vệ 30mA, còn nếu chỉ sử dụng để bảo vệ chống giật duy nhất cho toàn bộ nhà ở, nên sử dụng loại có mức bảo vệ từ 100mA - 300mA tùy thuộc vào diện tích và số lượng thiết bị tiêu thụ điện.             Trong quá trình sử dụng, người sử dụng nên kiểm tra RCCB hàng tháng, cách để kiểm tra là nhấn vào nút có chữ “Test” hoặc “T” trên thân RCCB, động tác này là việc mô phỏng có xuất hiện dòng điện rò. Nếu RCCB tác động tốt, tức là mạch điện đã bị ngắt. Nếu ngược lại RCCB không tác động thì chúng ta nên thay cái mới. Việc kiểm tra phải được lặp đi lặp lại nhiều lần để đảm bảo RCCB hoạt động một cách tốt nhất.             Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn một loại áp-tô-mát chống dòng rò khác, đó là: RCBO (Residual Circuit Breaker with Overload protection).             Đây là một loại áp-tô-mát được chế tạo vừa có tính năng chống dòng điện rò lại vừa có tính năng bảo vệ quá tải. Do đó, loại này thường có giá thành cao hơn so với loại RCCB có cùng cấp bảo vệ.             Tuy nhiên, nếu như trong gia đình hoặc văn phòng đã có sự phân chia bảo vệ cho từng MCB riêng rẽ thì việc sử dụng RCBO là không thực sự cần thiết.             Hy vọng với những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích cho người sử dụng Việt Nam trong việc lựa chọn một thiết bị bảo vệ mạng điện dân dụng thật sự phù hợp.

Xem chi tiết

Những Quy Tắc Ăn Uống tại Nhà Hàng Nhật Có Thể Bạn Chưa Biết

Không chỉ nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú và tinh tế, Nhật Bản còn được biết đến với phép lịch sự và văn hoá ăn uống độc đáo khi tới các nhà hàng, quán ăn. Để thưởng thức bữa ăn của mình một cách trọn vẹn và ngon miệng nhất, bạn rất có thể sẽ cần tới 7 “bí kíp” dưới đây. 1:    Đừng ngại phát ra tiếng xì xụp khi ăn mì Phát ra tiếng xì xụp trong khi ăn những món ăn có nước có thể là một hành động bất lịch sự ở nhiểu quốc gia Châu Á, Châu Âu, Mỹ,… Thế nhưng tại một nhà hàng Nhật Bản, bạn có thể thoải mái thưởng thức món mì nước với những âm thanh xì xụp phát ra khi ăn. Trái lại, không phát ra tiếng động trong lúc ăn mì nước có thể khiến đầu bếp hiểu lầm rằng bạn không thích hương vị món ăn của họ. Với văn hoá mì nước rất nổi bật và hàng chục món mì ngon miệng nổi tiếng của Nhật Bản, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức món ăn yêu thích của mình một cách tự nhiên nhất mà không bị coi là bất lịch sự. 2:  Món súp đôi khi không cần sử dụng tới thìa Tại các nhà hàng Nhật Bản, người phục vụ sẽ không quên phục vụ loại thìa thích hợp nếu món ăn đó cần sử dụng tới thìa. Đối với các món mỳ ramen, sẽ luôn có một chiếc thìa thích hợp dùng để ăn nước được đặt cạnh bát. Tuy nhiên, có rất nhiều món súp được đặt trong một bát nhỏ với lượng vừa phải như súp miso – món khai vị cơ bản không thể thiếu trong bất kỳ bữa ăn nào. Bạn hoàn toàn có thể thưởng thức súp miso bằng cách bưng bát lên ăn trực tiếp mà không cần tới thìa. Đừng ngại vì đây cũng là cách người Nhật thường ăn món ăn này. 3:    Đừng đặt đũa ngang trên miệng bát trong khi ăn Đây có thể là thói quen của nhiều người nhưng lại là một hành động thiếu lịch sự đối với người Nhật. Nếu bạn muốn đặt đũa xuống trong khi ăn, hãy để đầu đũa lên đế đặt đũa nhỏ bên cạnh bát luôn luôn được bày sẵn trên bất kỳ bàn ăn nào của một nhà hàng Nhật. Chiếc đế nhỏ này gọi là hashioki và bạn cũng có thể sắm cho mình một bộ tại gia đình để đảm bảo vệ sinh và thẩm mỹ trong bữa cơm gia đình. Bên cạnh đó, việc cắm đũa thẳng đứng trên bát cơm cũng là một hành động cực kỳ tối kị bởi trông chúng sẽ giống đồ thờ cúng trên bàn thờ. Bạn cũng không nên dung đầu đũa cắm xuyên qua thức ăn mà hãy sử dụng nĩa khi cần thiết nhé! 4: Không hoà wasabi chung với nước tương hoặc xì dầu Đây là lỗi thường gặp nhất tại các nhà hàng Nhật Bản trên toàn thế giới, nơi phuc vụ những người nước ngoài yêu thích nền ẩm thực này. Thay vào đó, hãy lấy  một chút wasabi cho lên miếng sushi hoặc sashimi của mình, sau đó mới chấm chúng vào nước tương để thêm vị đậm đà. Một số món sushi đã có sẵn wasabi trong thành phần. Vì vậy nếu không ăn được cay, bạn nên nhờ đầu bếp bỏ wasabi ra khỏi phần ăn của mình. Đầu bếp sẽ rất vui vẻ đáp ứng yêu cầu của bạn bởi họ cũng sẽ không vui nếu bạn không thưởng thức được món ăn của mình. Dùng quá nhiều nước tương cũng không phải một gợi ý hay bởi mùi và vị mạnh của nước tương sẽ lấn át hương vị gốc của món ăn. Đồng thời, việc lấy nước tương nhiều hơn nhu cầu thật cũng là một hành động thiếu lịch sự. 5:     Không cắn sushi làm nhiều phần nhỏ Khi ăn sushi, hãy ăn toàn bộ miếng sushi trong một lần mà không cắn làm đôi. Đây cũng chính là lý do tất cả sushi đều được các đầu bếp làm với kích thước vừa đủ để bạn có thể ăn hết ngay trong một lần. Bạn cũng nên áp dụng điều này với những loại thức ăn khác như thịt, há cả hay rau. Cắn đôi hoặc dùng răng xé thức ăn thành nhiều miếng nhỏ là việc làm không nên trên bàn ăn của Nhật. 6:   Luôn ăn hết thức ăn trong suất ăn hoặc đã lấy vào đĩa Các đầu bếp Nhật Bản luôn phục vụ món ăn của mình với lượng rất vừa phải đủ cho mỗi người. Vì vậy, bạn nên ăn hết thức ăn trong phần của mình, hoặc tất cả thức ăn bạn đã gắp vào đĩa của mình trong một bữa cơm chung. Ngay cả đến hạt cơm cuối cùng cũng không nên bỏ lại. Đây không chỉ là phép lịch sự mà còn là thói quen ăn uống rất tốt đến từ nền văn hoá xứ Hoa Anh Đào. #7: Khi cần gọi phục vụ hãy ấn nút thay vì đứng lên gọi phục vụ hoặc chờ người phục vụ đi tới và yêu cầu. Tại các nhà hàng Nhật Bản việc giữ in lặng hoặc nói khẽ khi ăn cũng là một phép lịch sự cần được chú ý, các nhà hàng Nhật Bản thường trang bị những nút gọi phục vụ để sẵn trên bàn ăn, khi cần khách có thể nhấn vào đó và chời nhân viên phục vụ đi tới.  

Xem chi tiết

Hệ thống gọi phục vụ, hệ thống gọi nhân viên giành cho Nhà hàng Ăn uống

Các nhà hàng ăn uống thường có những không gian giành riêng cho người có nhu cầu cao

Xem chi tiết

Hệ thống gọi phục vụ, hệ thống gọi nhân viên giành cho Nhà hàng Nhật Bản

Theo phong cách nhà hàng Nhật Bản thường có những phong cách ly nhau bởi các vách ngăn

Xem chi tiết